Cơ cấu nợ là gì? Có nên cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp?
Mỗi đất nước có một sự thăng trầm khác nhau, có thời kì phát triển, có thời kì khủng hoảng. Việt Nam cũng vậy. Vào những năm gần đây, các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đang rơi vào tình trạng kinh tế thụt lùi, gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động. Tại thời điểm này, các ngân hàng đã có những động thái tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định, đó là cơ cấu nợ.Có thể nói cơ cấu nợ là một sự tác động mạnh mẽ đến với tất cả mọi người.
Theo Khoản 18 Điều 3 Luật quản lý nợ công: “Cơ cấu nợ là việc thực hiện các nghiệp vụ nhằm thay đổi điều kiện của khoản nợ , cơ cấu lại một phần hoặc toàn bộ các khoản nợ trong danh mục nợ công, bao gồm chuyển nhượng , chuyển đổi sở hữu , khoanh nợ, xóa nợ, mua lại nợ, gia hạn nợ, hoán đổi hoặc cơ cấu nợ khác theo quy định của pháp luật”
Cụ thể là vì một lí do nào đấy mà doanh nghiệp không có khả năng trả nợ cho ngân hàng không đúng kì hạn (khoản vay gốc và/hoặc lãi vốn vay). Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, ngân hàng sẽ thay đổi phương thức cho vay để phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp
- Chuyển nhượng: là bên vay không khả năng trả nợ hoặc một lí do nào đó , thì có thể chuyển nhượng cho cá nhân hoặc tổ chức nào đó tiếp tục trả nợ
- Chuyển đổi sở hữu: Chuyển khoản nợ từ khách hàng này cho khách hàng khác có nhu cầu
- Khoanh nợ hay còn gọi à hoãn nợ là việc dừng thnh toán các khoản cốn cho khách hàng (vốn và/hoặc lãi) trong một khoản thời gian nhất định.
- Xóa nợ: ngân hàng sẽ sử dụng nguồn dự phòng cho vay khách hàng đã được trích ra từ các khoản lãi trước để xóa nợ cho khách hàng
- Mua lại nợ: các khoản nợ sẽ được mang bán lại cho các khách hàng cần mua
- Gia hạn nợ: tăng thời gian trả nợ vốn và/hoặc lãi cho các cá nhân hay doanh nghiệp chưa có khả năng trả nợ
- Hoán đổi
…
Cơ cấu lại nợ được áp dụng với nhiều hình thức khác nhau, bao gồm việc ra hạn trả nợ, thay đổi số tiền phải trả cho từng lần,…huy động hiều nhà cho vay khác nhau tài trợ dự án.
Việc không có khả năng chi trả các khoản nợ của các cá nhân , doanh nghiệp không còn là vấn đề quá là khó khăn. Vì có nhiều hình thức để hách hàng có thể lựa chọn để phù hợp với hoàn cảnh, tài chính của công ty.
- Trước đây các ngân hàng rất e ngại trong việc cơ cấu nợ (cơ cấu lại nợ) cho các khách hàng của mình. Vì đa số họ không muốn đánh cược với những gì mà họ không biết trước kết quả se ra sao. Họ lo sợ rủi ro. Việc thu hồi lại nợ trong thời gian ngắn được họ quan tâm và đặt lên hàng đầu.
Cũng chính vì vậy mà các doanh nghiệp bị liệt vào danh sách nợ xấu. Khả năng vực dậy của doanh nghiệp là rất thấp.
“Nợ xấu” những khoản nợ bị nghi ngờ về khả năng thu hồi lại vốn và/hoặc lãi của khách hàng. Khi bị liệt vào danh sách “nợ xấu” của ngân hàng, các doanh nghiệp sẽ không có khả năng vay vốn tại các ngân hàng là rất thấp, tùy vào vào mức độ khác nhau.
Các trường hợp phát sinh nợ xấu:
+ Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng quá đà đẫn đến việc không có khả năng thanh toán nên không thể trả nợ cho ngân hàng đúng thời hạn.
+ Mua hàng trả góp tại các siêu thị, cửa hàng có sự liên kết của các ngân hàng mà không trả tiền đúng hạn và không đầy đủ theo nội dung bản hợp đồng.
+ Làm ăn thua lỗ, không có khả năng chi trả các khoản vay và/hoặc lãi.
+ Vì một một số lí do như không biết, quên hoặc cố tình không chấp nhận nộp các khoản vay và/hoặc lãi nên bị sẽ bị các ngân hàng tính thêm các phí phạt , từ đó các khoản phí phạt này sẽ chuyển thành khoản nợ.
- Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các ngân hàng thường có niềm tin vào khách hàng cả mình hơn, cũng có thể là họ muốn cạnh tranh với các ngân hang khác, tỉ lệ rủi ro cũng không cao.Họ có một cách nhìn tích cực đối với các doanh nghiệp. Họ tin rằng một ngày nào đó công ty của bạn có thể phục hồi kinh tế trong tương lai và nhờ đó họ có thể thu hồi nợ. Họ sẽ tiếp cận với các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, tìm cách hỗ trợ lại các khoản nợ trước đó của khách hàng, từ đó có thể giúp khách hàng của mình vượt qua những khó khăn .
Tùy thuộc vào mỗi ngân hàng có cách hoạt động khác nhau. Họ có cách đánh giá khác nhau cho từng doanh nghiệp, cũng như đánh giá cho thị trườn, nền kinh tế tại thời điểm đó, khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai,… cũng tùy thuộc vào phương thức hoạt động của từng doanh nghiệp trong từng giai đoạn.
Xem thêm: Cùng tìm hiểu khái niệm đăng ký giao dịch bảo đảm là gì
Vậy có nên cơ cấu nợ (cơ cấu lại nợ) cho các doanh nghiệp không?
Đây là một câu hỏi khó cho các ngân hàng. Tùy mọi góc độ nhìn nhận khác nhau mà câu trả lơi sẽ có hoặc không.Sẽ có những lợi ích và tác hại mang lại cho các ngân hàng.
Việc cố gắng thu lại nợ sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro, chi phí trong tương lai, tuy nhiên việc cố thu lại nợ khi các doanh nghiệp trong trong gian khó khăn dẫn đến đẩy các doanh doanh nghiệp tới bước đường cùng , họ có thể không duy trì được hoạt động của công ty, không những thế ngân hàng cũng sẽ đối mặt với nguy cơ không có khả năng trả đủ số tiền đã vay.
Xét về phía cạnh khác thì việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng sẽ làm cho các ngân hàng tăng nguy cơ rủi ro về mặt lâu dài vì thời gian thu hồi nợ tăng lên.
Tuy nhiên, việc cơ cấu nợ sẽ một phần nào đó giúp khách hàng vượt qua được thời kì khó khăn , từ đó có thể thu hồi vốn mốn cách tối đa , cũng như tạo ra được nguồn khách hàng than thiết cho công ty.
- Có một số điểm cân lưu ý khi đưa ra quyết đinh có nên cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp hay không.
+ Trước tiên , bạn cần xem xét tình hình tài chính của công ty, mức độ nghiệm trọng như thế nào. Việc các doanh nghiệp có khả năng có thể vượt qua khó khăn không là điều rất quan trọng. Nếu có thể hãy giúp đỡ các doanh nghiệp trong thời gia này, vì có thể vì lí do muốn thu lại vốn của ngân hàng mà họ sẽ phải đánh đổi cả nguồn lực và khả năng vực đậy của họ.
+ Xét về lâu dài, khách hàng chính là mục tiêu chính của ngân hàng, là nguồn thu nhập của ngân hàng. Việc tạo điều kiện cho khách hàng cũng chính là tạo điều kiện cho chính ngân hàng
+ Ngoài ra, ngân hàng cũng quan tâm đến tài sản của khách của mình. Tuy là phải giúp đỡ các doanh nghiệp của mình vượt qua trong thời gian khó khăn nhưng ngân hàng cũng phải lưu ý về nguồn lực của khách hàng để tránh đề phòng rủi ro sau này.
Việc này cũng không có gì đáng trách, bởi vì ngân hàng cũng cần thu lại kết quả từ việc tạo điều kiện cho khách hàng vực dậy trong thời gian khó khăn.
+ Ngân hàng cũng phải theo dõi sự thay đổi chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp , khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai. Điều đó , sẽ giúp ngân hàng biết được khách hàng có khả năng trả nợ cho mình không.
+ Mặt khác, các doanh nghiệp cũng phải thật sự cố gặp, đưa ra những chiến lược mới nhằm tạo ra các nguồn vốn, tăng thu, giảm chi,… để đưa công ty vượt qua thời kì khó khăn.
+ Việc cơ cấu lại nợ, sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp khi hai bên cùng không nổ lực. Nếu như chỉ mình bên ngân hàng tin tưởng , giúp đỡ các doanh nghiệp, ngược lại phía bên doanh nghiệp không cố gắng thay đổi thì cũng như “bình mới,rượu cũ” mà thôi, các doanh nghiệp cũng không có khả năng vực dậy.
Có một ví dụ như sau:
Doanh nghiệp A kinh doanh bên lĩnh vực mỹ phẩm có vay của ngân hàng B số tiền 300 triệu đồng.Vì vậy, mỗi tháng doanh nghiệp A phải trả cho ngân hàng là 480.000 đồng. Nhưng vì diễn biến thị trường khó khăn, nguồn tiêu thụ sản phẩm ít dẫn đến việc không có khả năng trả lãi suất đúng thời hạn cho ngân hàng B. Doanh nghiệp bên A muốn gia hạn nợ và đưa ra lý do là phía bên mình đang thay đổi cách thức kinh doanh và bổ sung nhiều mặt hàng mới được thj trường tiêu thị nhiều để thuyết phục ngân hàng B.
Trong trường hợp trên, nếu bên ngân hàng B không cơ cấu nợ cho doanh nghiệp A, thì doanh nghiệp A cũng không có khả năng chi trả, Không những ngân hàng có khả năng không nhận lại vốn và/hoặc lại mà mất đi nguồn khách hàng của mình.
- Có thể những kết quả của các ngân hàng áp dụng việc cơ cấu lại cho các khách hàng.
Tại diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng 2019 diễn ra tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước báo cáo “tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã giảm xuống dưới 2% từ cuối năm 2018 và đã duy trì trong 3 năm liên tiếp là 2.46% năm 2016 và 1.99% năm 2017
Đối với ngân hàng Vietcombank đã xử lý được khoảng 22.600 tỷ đồng nợ xấu, bằng 134% kế hoạch 2016-2018, đạt 75% kế hoạch giai đoạn năm 2016-2020. Đầu năm 2019, ngân hàng đã xử lý thêm 200 tỷ đồng khoản nợ xấu
Từ kết quả báo cáo của các ngân hàng trên, ta có thể thấy việc cơ cấu nợ đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Vì thế, chắc chắn trong thời gian tương lai các ngân hàng sẽ vẫn áp dụng cơ cấu lại cho các khách hàng. Đó là việc có lợi cho cả ngân hàng và khách hàng.
Qua bài viết trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về một cách thực mới trong các khoản nợ đó chính là “cơ cấu nợ”. Tóm lại, việc có nên cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp không chỉ mang tính chất tương đối, dù có hay không thì kết quả không có gì là chắc chắn, tùy vào cách nhìn nhận và chiến lược của mỗi ngân hàng. Nhưng đây cũng một giải giáp có ích cho cả hai trong nhiều điều kiện.
Login
Employer login
Log in now to experience recruitment support services
Account
Password
Login
Login Canidate
Log in to Jobsgo, open job opportunities, apply quickly
Account
Password