Lệ phí là gì? Những vấn đề cơ bản có liên quan đến việc thu lệ phí
Chính sách thu lệ phí có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế đang phát triển của nước ta, vậy tại sao chúng ta cần phải thu lệ phí và thu bao nhiêu thì đủ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến việc thu lệ phí.
Có thể nói rằng khái niệm lệ phí đã rất đỗi quen thuộc với mỗi công dân chúng ta khi sinh sống và làm việc ở một đất nước nào đó. Lệ phí được hiểu là khoản tiền mà được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được Nhà nước cung cấp dịch vụ công cộng hoặc phục vụ công việc quản lý Nhà nước. Đó là việc làm cần thiết của người dân, khoản tiền nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu về quản lý Nhà nước, đảm bảo quyền lợi về mặt hành chính pháp lý cho người nộp khi tham gia. Tùy vào giá trị tài sản sẽ có một mức thu lệ phí riêng, các mức lệ phí khi đưa ra phải đảm bảo công bằng, công khai một cách minh bạch, rõ ràng và được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước trực tiếp thu.
Có rất nhiều các loại lệ phí điển hình trong một số lĩnh vực phổ biến như: phí sử dụng đường bộ, phí các loại xe vận tải, phí công chứng các văn bản, hợp đồng hay lệ phí tòa án, …
Ngoài ra còn một số lệ phí thu từ các ngành như nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ như: phí thu sử dụng đất nông nghiệp, phí thu việc xả chất thải của các nhà máy. Những khoản phí này được Nhà nước thu nhằm đảm bảo cho việc quản lý Nhà nước được hiệu quả, tăng hiệu suất kinh tế và có các chính sách chi cho phù hợp để phát triển kinh tế, đảm bảo lợi ích cho sự phát triển đất nước.
Các khoản lệ phí cần đóng đều theo các quy định của pháp luật. Tham khảo thêm: lập vi bằng thừa phát lại là gì, một thuật ngữ trong luật pháp lý với cái tên đọc rất khó hiểu.
Không phải trường hợp nào cũng cần thu lệ phí, có một số trường hợp sẽ được miễn, giảm lệ phí theo quy định của Pháp luật.
Theo Điều 10 Luật phí và lệ phí năm 2015, có 7 nhóm người có thể được miễn, giảm lệ phí là: trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số và một số đối tượng khác theo quy định.
Hiện nay các chính sách miễn, giảm lệ phí đang được Nhà nước khuyến khích triển khai một cách triệt để nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của Nhà nước và đảm bảo quyền lợi tối đa cho người nộp. Như để khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người có thể tham gia chương trình đào tạo bậc đại học, một số trường không thu lệ phí ( hay còn gọi là học phí ) khi tham gia đào tạo như các trường công an, an ninh. Ngoài ra một số trường học còn có chính sách miễn giảm học phí cho các học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để giảm bớt áp lực kinh tế cho họ.
Một số trường hợp với những gia đình có công với cách mạng thì sẽ được miễn, giảm lệ phí khi sử dụng các dịch vụ công như y tế, trường học.
Đối với các tổ chức tiến hành thu lệ phí:
+ Đối với các tổ chức thu phí khi tiến hành bất cứ hoạt động thu lệ phí nào cần đảm bảo niêm yết công khai rõ ràng minh bạch về các khoản thu, tên lệ phí, đối tượng tham gia thu và các đối tượng được miễn, giảm khi thu lệ phí,… các thông tin này phải được trình bày cụ thể, rõ ràng giúp người nộp có thể nắm bắt rõ được thông tin một cách chính xác nhất.
+ Khi người nộp phí đến làm thủ tục thanh toán lệ phí các cơ quan, tổ chức thu phí cần có các giấy tờ, chứng từ xác nhận thu cho người nộp phí.
+ Đối với các văn bản báo cáo, quyết toán thu lệ phí cần được thống kê định kì, thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
+ Thường xuyên báo cáo tình hình thu, nộp lệ phí, quản lý sử dụng lệ phí, đối với hạch toán phải rõ ràng từng loại phí cụ thể, lệ phí bao nhiêu.
Đối với người nộp lệ phí:
+ Nộp đúng, đủ lệ phí theo quy định của pháp luật.
+ Nhận giấy chứng từ xác nhận đã nộp lệ phí.
Luật phí và lệ phí năm 2015 đã đưa ra một hàng rào pháp lý chặt chẽ nhàm đảm bảo nguồn thu chi ổn định cho ngân sách Nhà nước. Một số điểm nổi bật của Luật phí và lệ phí năm 2015 như sau:
+ Luật đã nêu rõ vai trò bản chất của lệ phí: Về cơ bản lệ phí là một khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi nhận được sự phục vụ từ Nhà nước cung cấp thông qua các loại dịch vụ mà Nhà nước cung cấp. Các chủ thể khi tham gia sử dụng hoặc hưởng lợi ích từ dịch vụ đó sẽ phải trả một khoản chi phí đi kèm được quy định trong Luật. Những dịch vụ mà Nhà nước cung cấp là các dịch vụ công, phục vụ công việc của quản lý Nhà nước, đảm bảo cho sự vận hành và phát triển của đất nước.
+ Luật có nêu rõ việc quy định các mức thu lệ phí cho phù hợp đồng thời thu hút các thành phần kinh tế tham gia, từ đó đẩy mạnh, xã hội hóa các dịch vụ công. Việc thiết lập này có ý nghĩa to lớn trong việc thiết lập cơ sở pháp lý cho việc thu lệ phí theo quy định, từ đó xác định mức thu lệ phí sao cho phù hợp nhất, được nhiều người đồng thuận nhất. Mức thu lệ phí có tính đến bù đắp chi phí để tạo cơ sở pháp lý phù hợp cho viêc xác định mức thu hợp lý. Theo điều 8, điều 9 quy định “ Mức thu phí được xác định cơ bản đảm bảo bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước trong từng thời kì, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân”; “ Mức thu lệ phí được ấn định trước, không nhằm mục đích bù đắp chi phí; mức thu lệ phí trước bạ được tính bằng tỷ lệ phần tram trên giá trị tài sản; bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân”. Việc thu phí nói chung nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế, không phải nhằm mục tiêu lợi nhuận hay không nhằm tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
+ Luật còn quy định rõ ràng việc quản lý, sử dụng lệ phí khi thu được một cách hợp lý và phải phù hợp với Luật ngân sách Nhà nước năm 2015. Lệ phí là khoản thu của ngân sách Nhà nước, lệ phí khi thu phải được nộp về ngân sách Nhà nước. Một số trường hợp đối với các sự nghiệp công lập khi thu lệ phí được để lại một phần để trang trải cho chi phí hoạt động dịch vụ hoặc các hoạt động có liên quan, phần còn lại nộp về ngân sách Nhà nước. Điều này đã khắc phục được hạn chế tồn đọng bấy lâu trong hệ thống pháp luật về lệ phí trước đó. Hơn thế nữa, những thay đổi này cũng góp tạo được sự chủ động và trách nhiệm cho cơ quan quản lý trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn thu từ lệ phí.
+ Tăng cường việc phân cấp cho địa phương tự cân đối các nguồn thu và sử dụng hiệu quả các nguồn thu đó. Đảm bảo sự chủ động của địa phương tới ngân sách thu chi của mình tránh tình trạng dựa dẫm vào chính quyền địa phương mà lơ là với các nguồn thu lệ phí. Việc phân cấp, phân quyền còn đảm bảo chính quyền địa phương sẽ sát sao hơn trong việc lựa chọn, xem xét các khoản thu nào là hợp lý, cần thiết và phù hợp với chính địa phương mình.
Tuy nhiên, việc thu lệ phí ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập mà các cơ quan Nhà nước chưa thực sự sát sao với công việc, xảy ra một số tình trạng lạm dụng các nguồn thu do Nhà nước quy định mà lạm dụng gây tham nhũng và một số vấn đề xấu trong xã hội. Việc chi tiêu cho các dịch vụ từ việc thu lệ phí đôi khi còn chưa phù hợp gây ra lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bạn đọc có thể quan tâm tìm hiểu thêm: luật dân sự là gì? vị trí vai trò của luật dân sự trong hệ thông pháp luật Việt Nam.
Một số lệ phí khi được đặt ra cho các chủ thể doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công của Nhà nước đôi khi chưa phù hợp, việc thu lệ phí chưa thực sự sát sao và chưa được thực hiện một cách kịp thời, chính xác và cấp thiết.
Thứ nhất, đảm bảo việc thu chi lệ phí một cách hợp lý, phù hợp với các danh mục lệ phí được quy định trong Luật cần thường xuyên kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm để đảm bảo tiến hành công việc đem lại hiệu quả cao nhất. Đối với các danh mục lệ phí dành cho các dịch vụ liên quan đến chủ quyền, tài nguyên quốc gia, các dịch vụ công như y tế, trường học cần có các danh mục chi tiết cụ thể để thuận tiện cho việc thu lệ phí được thực hiện theo trình tự tránh sai phạm. Đối với một số lệ phí khi thực hiện các thủ tục hành chính nếu thấy quá rườm rà, không cần thiết có thể bỏ ra khỏi danh mục giúp người dân, doanh nghiệp và các chủ thể khi sử dụng dịch vụ có thể dễ dàng tiếp cận hơn.
Thứ hai, với các trường hợp tự ý đặt ra các quy định, lệ phí ngoài danh mục mà Nhà nước quy định, cần có các chính sách pháp luật xử lý phù hợp tùy tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Với các hành vi vi phạm về các điều khoản sử dụng, quản lý lệ phí cần có biện pháp phát hiện và xử lý kịp thời góp phần vào việc hạn chế nguồn thu ngân sách Nhà nước. Muốn tránh được các rủi ro khi thực hiện các quy định thu lệ phí của pháp luật, khi triển khai phải thực hiện đúng quy định, phải có quy định rõ ràng về số tiền thu chi cho mỗi lĩnh vực, nộp về một tài khoản ở kho bạc Nhà nước và phải quyết toán thu chi. Hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu và xử lý theo quy phạm pháp luật và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 điều 16 Luật phí và lệ phí.
Thứ ba, thực hiện đúng quy chuẩn của điều khoản chuyển tiếp, do trong quá trình thu lệ phí và nộp đầy đủ về ngân sách Nhà nước, một số tổ chức sẽ phải giữ lại một phần cho việc trang trải thu lệ phí, mà các hoạt động này chưa kịp bố trí trong dự toán. Để khắc phục tình trạng này việc tuân thủ đúng quy chuẩn của điều khoản chuyển tiếp là vô cùng cần thiết theo điều 24 Luật phí và lệ phí và khoản 1, điều 7 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP quy định. Quy định này giúp các tổ chức được Nhà nước ủy quyền thu lệ phí dễ dàng trong việc bù đắp chưa có khoản bố trí trong dự toán.
Bằng việc thực hiện tốt các giải pháp một cách đồng bộ cùng với tuyên truyền, phổ biến pháp luật Nhà nước có thể tạo ra một hàng rào pháp lý vững chắc và đảm bảo nguồn thu chi phù hợp, tăng nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước.
Login
Employer login
Log in now to experience recruitment support services
Account
Password
Login
Login Canidate
Log in to Jobsgo, open job opportunities, apply quickly
Account
Password