Đầu tư công là gì? Các vấn đề và thách thức hiện nay
Đối với một đất nước và quốc gia riêng biệt thì đầu tư công luôn là một hoạt động quan trọng của nhà nước được đề ra để thực hiện các kế hoạch và chính sách tăng cường và phát triển kinh tế xã hội. Vậy đầu tư công là gì và thực trạng hiện nay ra sao ? Hãy cùng timviec365 tìm hiểu qua bài viết sau
Từ sau những năm đổi mới, đất nước Việt Nam đang ngày càng cố gắng vươn lên và không ngừng phát triển, thay đổi mọi diện mạo để bắt kịp nhịp độ chung với công cuộc hiện đại hóa xã hội hóa trên toàn thế giới. Với thách thức và những yêu cầu đó, theo từng năm thì chính phủ Nhà nước Việt Nam luôn mở rộng quy mô và cơ cấu đầu tư công để cùng thực hiện các chính sách và nhiệm vụ phát triển, tăng trưởng kinh tế xã hội. Hoạt động này có vai trò rất quan trọng đối với mỗi Nhà nước nhằm nâng cao kinh tế về nhiều mặt từ chất lượng và năng suất lao động, sự cạnh tranh hay cơ cấu kinh tế, vừa giúp tăng trưởng kinh tế dài hạn lại vừa đảm bảo chu kì kinh tế ngắn hạn cho đất nước.
Vậy tóm lại đầu tư công có thể hiểu đơn giản là những hoạt động đầu tư từ phía Nhà nước hay các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước đối với những dự án, kế hoạch chương trình đã được đề ra nhằm xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội cùng các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Nguồn vốn của đầu tư công bao gồm rất nhiều khoản đến từ nhiều nguồn khác nhau không chỉ từ nguồn ngân sách của nhà nước chính phủ mà còn đến từ ngân sách của chính quyền địa phương. Cụ thể gồm :
- Ngân sách của nhà nước Việt Nam
- Vốn trái phiếu của chính phủ hay của các chính quyền địa phương
- Vốn công trái quốc gia
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
- Vốn vay ưu đãi từ các nhà tài trợ của nước ngoài
- Vốn hỗ trợ chính thức ODA
Nguồn vốn của đầu tư công đến từ ngân sách của nhà nước đa số chủ yếu để dùng vào việc xây dựng nên các công trình hạ tầng của kinh tế xã hội chịu sự quản lí của trung ương nhà nước và không thể thu hồi lại được vốn. Còn ngoài ra thì nguồn vốn này còn có thể để đóng góp và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức thuộc nhà nước trong các lĩnh vực cần thiết. Các chương trình dự án này đều không có mục đích kinh doanh và bản chất để phát triển toàn diện kinh tế và xã hội, phục vụ hoạt động của cơ quan và nhà nước. Các chương trình đó có tính chất cụ thể như sau : xây dựng các công trình kiến trúc phục vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường ; các dự án về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế, khoa học công nghệ,… ; các chương trình phục vụ hoạt động của nhà nước, các tổ chức chính trị thậm chí cả việc mua bán và sửa chữa các tài sản cùng nhiều mục tiêu khác theo quyết định của chính phủ.
Theo những văn bản báo cáo được Cục thống kê ở Việt Nam (năm 2017) thì cho thấy thì nguồn vốn đầu tư công qua những năm gần đây có xu hướng tăng cao một cách nhanh chóng. Trong đó theo phân loại cơ cấu đã cho thấy 50% đầu tư công đến từ quỹ ngân sách của nhà nước, 30% đến từ các nguồn vốn vay từ nơi khác và 20% còn lại là thuộc về nguồn của các doanh nghiệp thuộc Nhà nước cùng một số nguồn vốn khác. Một điểm đáng chú ý khác trong bản báo cáo này là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đang giảm dần và vốn đầu tư đến từ các doanh nghiệp ở địa phương thuộc nhà nước lại tăng đáng kể và không có sự khác biệt mấy (từ ngân sách trung ương 51%, ngân sách địa phương 48,6%). Đầu tư công được chủ yếu để triển khai xây dựng và thực hiện những công việc cụ thể như sau :
- Về mặt đô thị : tập trung phát triển và xây dựng các công trình kiến trúc hạ tầng tại những thành phố lớn mật độ dân số cao và dày đặc để nâng cao chất lượng cuộc sống sinh hoạt và di chuyển như trên các trục đường chính nhiều người đi lại, các nút thắt giao thông quan trọng nhiều người đi lại, xây dựng các cầu vượt, đường hầm, đường sắt trên không đặc biệt tại thủ đô Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh. Các công trình về đường ống thoát nước hay cấp nước, xử lí rác thải ở những đô thị lớn cũng được đầu tư.
- Về mặt giao thông : Xây dựng hàng loạt và đẩy nhanh tiến độ các công trình kết cấu hạ tầng giao thông có quy mô lớn như các con đường cao tốc, cảng biển cảng quốc tế bãi bến tàu, sân bay,…để đảm bảo sự thông thương và giao lưu buôn bán đi lại giữa các vùng trong nước cũng như với thế giới. Ví dụ như xây dựng và mở rộng đường cao tốc quốc lộ 1 đoạn từ Thanh Hóa cho đến Cần Thơ ; xây dựng thêm nhiều nhà ga hay nhà khách cho những sân bay có lượng di chuyển lớn gồm sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất hay sân bay Vinh, Đà Nẵng ; hoàn thành và tiếp tục triển khai nhiều đường cao tốc khác.
- Về năng lượng điện : hoàn thành và cho xây dựng thêm những công trình thủy điện để luôn đảm bảo cung ứng lượng điện cho toàn quốc gia cả ngoài biển đảo, vùng xa xôi hẻo lánh nhất là vào thời điểm mùa hè nắng nóng như là thủy điện tại Lai Châu và Sơn La, đưa điện ra ngoài đảo Cô Tô, Lý Sơn, Phú Quốc,.. và tăng năng suất tại các trạm biến áp.
- Về mặt thủy lợi : tập trung xây dựng các dự án có quy mô kết cấu lớn tại các vùng sông hồ lớn để hỗ trợ nâng cao và thúc đẩy cho phát triển nông nghiệp hoặc các vùng nông thôn như đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên hay trung du miền núi phía Bắc.
- Về kinh tế và công nghiệp, giáo dục : cho xây dựng nhiều khu trường học đại học, cao đẳng trên phạm vi cả nước ; tập trung giải quyết tình trạng nhà ở xã hội và kết cấu hạ tầng đã xuống cấp trầm trọng như ở trường học, nơi khám bệnh,.. ; phát triển hạ tầng thương mại và thông tin truyền thông mạng không dây để luôn kết nối với mọi miền tổ quốc và thế giới.
- Về khoa học, công nghệ, y tế, văn hóa, du lịch và thể thao : nâng cao và xây dựng các sân vận động, nhà văn hóa thể thao lớn ; trang bị thiết bị hiện đại và máy móc khám chữa bệnh tân tiến cho những bệnh viện đầu ngành cũng như cả tuyến dưới ; xây dựng trường học hiện đại cùng cơ sở vật chất tốt tại vùng sâu vùng xa hẻo lánh có kinh tế khó khăn.
Xem thêm: Khoa học và công nghệ là gì? Chủ trương định hướng phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam
4. Một số mặt hạn chế về tình hình đầu tư công của Việt Nam
Dù Nhà nước luôn nỗ lực không ngừng đưa ra các chính sách cùng biện pháp phát triển không ngừng nhằm nâng cao kinh tế và xã hội thì vẫn có tồn tại một số điểm hạn chế như sau :
Nguồn vốn đầu tư cho các lĩnh vực đến từ nhà nước chiếm phần trăm cao và hiện không có xu hướng giảm (y tế chiếm 67,2% ; bộ môn nghệ thuật cho vui chơi và giải trí chiếm 71,7% ; giáo dục 78%,..). Trong nội bộ của các ngành thì sự phân chia hạng mục để đầu tư cũng không được hợp lí như với nông nghiệp chỉ chú trọng vào thủy lợi cấp nước, giao thông lại chỉ chú trọng vào đường bộ.
Hạn chế này là vấn đề quan trọng và cần được quan tâm gấp. Các nhược điểm như là việc đầu tư gặp phải nhiều quy định bấp cập, các thủ tục phải làm dài, quy trình giải phóng mặt bằng của nhiều công trình còn chậm và dự án hoàn thành chậm tiến độ gây mất mĩ quan, thời gian và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người dân. Việc chậm tiến độ chủ yếu là do các nhà thầu và nhà đầu tư còn thiếu vốn, chưa đủ năng lực điển hình như là xây dựng đường sắt trên cao của Hà Nội. Nhiều vùng địa phương hay cả trung ương vẫn đề bạt để bắt đầu cho phép khởi công xây các dự án mới nhưng thực tế lại vẫn chưa cân bằng được vốn cho hợp lí nên dẫn đến tình trạng tồn nợ đọng hoặc dự án công trình không đúng với mục tiêu tiến độ đã đề ra. Với các dự án còn bỏ dở nhiều, việc thi công kéo dài dẫn đến tốn nhiều vốn hơn, thời gian bị trì trệ và kéo dài làm thất thoát và lãng phí lớn cho ngân sách của nhà nước.
Theo đó, các vấn đề về thể chế của đầu tư công còn gây ra nhiều khó khăn như là việc lựa chọn dự án để đầu tư, quy trình quy hoạch hay việc quản lí giám sát các dự án vẫn còn hơi yếu kém. Các thể chế và quy định, luật pháp về đầu tư công chưa được rõ ràng và hoàn thiện dẫn tới các bước thủ tục còn rối rắm kéo theo các văn bản nghị quyết chồng chéo lẫn nhau gây nên chậm tiến độ và những thách thức khó giải quyết trong việc tiến hành dự án.
Xem thêm: Lương Net là gì? Phân biệt lương Net và lương Gross
Đứng trước những khó khăn, thách thức cùng nhiều vấn đề còn tồn tọng thì chính phủ Việt Nam cũng đã xem xét các thực trạng hiện nay đang xảy ra và tiến hành đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề, mặt hạn chế của các hoạt động đầu tư công. Theo đó, Quốc hội đã đưa ra những phương pháp sau :
- Cùng đổi mới và thay đổi lối suy nghĩ về đầu tư công với tiền đề là phải đáp ứng ngay các nhu cầu và đòi hỏi của công cuộc phát triển kinh tế xã hội bền vững. Trong đó chỉ ra trước khi quyết định đầu tư thì cần cân nhắc kĩ lưỡng và cẩn trọng trước các vấn đề quan trọng là sự bền vững của quốc gia. Các dự án được đầu tư đòi hỏi phải là cơ sở vững vàng, nền tảng chắc chắn cho phát triển xã hội, không được làm tổn hại đến các yếu tố cảnh quan môi trường và gây nên sự biến đổi khí hậu.
- Ưu tiên đầu tư các dự án cho những vùng sâu, vùng xa, kinh tế khó khăn nghèo nàn, tại các nơi đồng bào dân tộc thiểu số thường xuyên xảy ra thiên tai lũ lụt. Đồng thời cũng ưu tiên cho những vùng có kinh tế động lực để dễ dàng giúp nền kinh tế nhảy vọt tiến lên theo hướng phát triển mạnh mẽ. Những công trình dự án về các yếu tố cơ bản cần thiết cho con người như điện, nước, giao thông, y tế, biến đổi khí hậu,.. cũng cần ưu tiên để phục vụ đời sống cho người dân và toàn xã hội.
Đầu tư công là hoạt động quan trọng và thiết yếu của quốc gia. Tuy còn nhiều những khó khăn và trở ngại nhưng cũng đừng vì thế và sức ép phải hội nhập với thế giới mà quên đi lợi ích kinh tế xã hội phát triển bền vững trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Login
Employer login
Log in now to experience recruitment support services
Account
Password
Login
Login Canidate
Log in to Jobsgo, open job opportunities, apply quickly
Account
Password