Căn cước công dân là gì? Giải đáp các thắc mắc về căn cước công dân
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện đại hơn thì căn cước công dân đã được đông đảo người dân ủng hộ và thay thế nó cho chứng minh thư. Vậy bạn đã hiểu rõ căn cước công dân là gì chưa?
Thẻ căn cước công dân là một loại giấy tờ tùy thân quan trọng của công dân Việt Nam, được sử dụng thay thế cho chứng minh thư và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2016 trở đi.
Trong thẻ được ghi các thông tin lí lịch cá nhân cơ bản như họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, hộ khẩu,… và đặc điểm nhận dạng của đối tượng được cấp thẻ để có thể phân biệt giữa người này với những người khác. Loại thẻ này sẽ được cấp cho những công dân đảm bảo yếu tố từ 14 tuổi trở lên.
Với CMND được làm bằng giấy thì loại thẻ này được làm từ nhựa plastic hay rõ nhất là phôi thẻ từ giống như là các loại thẻ ngân hàng thông thường. Đặc điểm này giúp nó được ưu thích sử dụng hơn vì đẹp và bền hơn.
Tính cho đến thời điểm hiện tại thì mới chỉ có 16 tỉnh thành trên cả nước là thực hiện cấp căn cước công dân cho người dân. Còn các tỉnh khác, chính phủ vẫn đang cố gắng triển khai và dự tính chậm nhất là vào năm 2020 sẽ phát triển cấp thẻ trên phạm vi toàn quốc.
Các địa phương được cấp gồm có: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Cần Thơ, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu.
Công dân sẽ được đổi lại thẻ khi qua ba mốc thời điểm sau: 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Ngoài ra với những trường hợp như là bị sai sót hoặc thông tin trên thẻ, hay thẻ bị hỏng không dùng được nữa thì có thể thực hiện đổi lại thẻ ngay.
Sự khác nhau giữa chứng minh thư nhân dân và thẻ căn cước công dân
- Một mặt mới mà thẻ căn cước có sự đổi mới và khác biệt đó là giống như cuốn hộ chiếu, trên thẻ có ghi rõ ngày tháng năm thời gian hết hạn. Nếu qua hạn đó thì thẻ sẽ không dùng được nữa và công dân sẽ có trách nhiệm đi làm lại thẻ.
- Ở 3 con số đầu biểu thị nơi đăng kí khai sinh cho thấy sự khoa học hơn của chứng minh vì chứng minh sẽ gắn với mã số tỉnh thành nới đăng kí thường trú.
- Chứng minh thư được các công an thành phố cấp cho nhưng ở đây thì nơi cấp thẻ căn cước công dân là Cục Cảnh sát đăng ký Quản lý Cư trú và Dữ liệu quốc gia Dân cư sẽ cấp cho. Điều này sẽ giúp các thông tin dữ liệu được đồng nhất, không bị phân tán nhiều nơi giúp việc quản lí được dễ dàng hơn.
- Mặt sau của thẻ căn cước có mã vạch. Với các thiết bị đọc thẻ chuyên dụng sẽ dễ dàng truy cập được toàn bộ thông tin của chủ nhân thẻ một cách nhanh chóng và tiện lợi.
Khi có nhu cầu xin cấp, đổi hoặc làm lại căn cước công dân thì có nhiều người cảm thấy lúng túng không biết ghi thế nào cho đúng. Vậy hãy cùng timviec365 hướng dẫn chi tiết cách kê khai bên dưới đây.
Mục 1 + 2: Ghi rõ ràng và đầy đủ họ, tên và chữ đệm theo đúng với giấy khai sinh. Viết chữ có dấu và in hoa. Chỉ cần ghi mục 2 nếu trong giấy khai sinh có Họ, chữ đêm và tên gọi khác.
Mục 3: ghi chính xác và đầy đủ ngày tháng năm sinh theo các thông tin. Đối với ngày và tháng sinh ghi đầy đủ 2 chữ số (từ 1 đến 9 thì sẽ ghi là 01, 02, 03, 04, 05,…), với năm sinh thì ghi đủ 4 con số.
Mục 4: điền “Nam” hoặc “Nữ” theo giới tính của mình.
Mục 6 + 7 + 8: ghi rõ dân tộc, tôn giáo và quốc tịch theo như trong giấy khai sinh đã có hoặc là theo các giấy tờ chứng thực, chứng minh dân tộc, tôn giáo và quốc tịch của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Mục 9: ghi rõ tình trạng hôn nhân ở thời điểm hiện tại đang xin cấp căn cước như sau: đã kết hôn, đã ly hôn, chưa kết hôn.
Mục 10: có thể ghi hoặc không về nhóm máu của mình theo các kết quả xét nghiệm chính xác.
Mục 11: điền chính xác địa chỉ địa phương đã được cấp giấy khai sinh từ các cấp xã, huyện cho đến tỉnh. Nếu như nơi đó đã có sự thay đổi tên gọi hay có việc sát, nhập,..thì điền thông tin địa chỉ theo tên gọi mới đã được cập nhập theo quy định của pháp luật.
Mục 12: đối với quê quán cần ghi chính xác địa chỉ theo các cấp xã, huyện cho đến tỉnh theo hộ khẩu hoặc giấy khai sinh. Nếu như nơi đó đã có sự thay đổi tên gọi hay có việc sát, nhập,..thì điền thông tin địa chỉ theo tên gọi mới đã được cập nhập theo quy định của pháp luật.
Mục 13: ghi theo hộ khẩu. Đối với công dân xin cấp, đổi lại thẻ căn cước mà thuộc biên chế của Công an và Quân đội nhân dân thì sẽ ghi theo giấy giới thiệu của cơ quan công an theo địa chỉ doanh trại đang ở.
Mục 14: điền đầy đủ và chính xác nơi ở từ chi tiết đến lớn nhất gồm như:số nhà, ngách, ngõ, hay thôn xóm, làng, bản,.. cho đến xã, phường, quận, huyện, thành phố, tỉnh thành.
Mục 15: điền tên nghê nghiệp hiện đang làm, nếu là quân nhân nay đang tại ngũ thì sẽ không điền gì và để trống.
Mục 16: điền trình độ học vấn cao nhất cho đến thời điểm hiện tại như là tốt nghiệp trung học cơ sở, đại học, tiến sĩ,..
Mục 17 + 18 + 19 + 20 + 21: ghi chính xác các thông tin theo như căn cước hoặc chứng minh thư.
Mục 22:
- Cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD: nếu là làm lần đầu thì ghi là “cấp mới”, nếu bị hỏng, sai thông tin yêu cầu làm mới thì ghi là “cấp đổi”, nếu bị mất và làm lại thì ghi là “cấp lại”.
- Xác nhận CMND: nếu người kê khai có nhu cầu cần xác nhận lại thi ghi “có”, còn nếu không có nhu cầu thì điền “không”.
- Chuyển phát…: nếu người kê khai có nhu cầu chuyển phát đến tận nơi thì ghi có và điền thông tin chính xác nơi muốn nhận kèm số điện thoại, còn nếu không có nhu cầu thì sẽ ghi không và bỏ trống địa chỉ nhận, số điện thoại.
Cuối cùng là điền rõ thời gian ngày tháng năm khi đang kê khai tờ khai này.
Khi thẻ căn cước bị hỏng hay sai sót thông tin hoặc đã hết hạn thì các thủ tục cần thiết và quy trình cụ thể sẽ được tiến hành như sau.
Địa chỉ: đến các cơ quan, đơn vị gồm công an cấp huyện hay đội cảnh sát quản lí hành chính về trật tự xã hội.
Thủ tục:
- Điền các thông tin chính xác và rõ ràng vào tờ khai được đưa.
- Xuất trình các loại giấy tờ hợp pháp đã được điền trong tờ khai, hộ khẩu bắt buộc phải có và là bản chính. Đưa lại cho cơ quan trách nhiệm thẻ đã hết hạn.
- Cơ quan, đơn vị quản lí sẽ có nhiệm vụ thu thập các giấy tờ và đi chứng minh tính xác thực rồi sau đó bắt đầu chụp ảnh thẻ, lăn dấu vân tay, thu lệ phí rồi đưa kết quả đăng kí đổi thẻ.
- Khi các thủ tục được hoàn tất, nhận giấy hẹn lấy theo thời gian được ghi (thường là không quá 7 ngày)
Số thẻ căn cước công dân bao gồm 12 số, có nhiều số hơn so với chứng minh nhân dân có 9 con số. Trong đó các ý nghĩa riêng được biểu hiện trong từng cặp số gồm:
3 con số đầu tiên có ý nghĩa là: mã số của tỉnh thành nơi đăng kí giấy khai sinh được quy định theo pháp luật.
1 con số tiếp theo: là chữ số biểu thị mã giới tính được quy định theo từng thế kỉ, trong đó
Thế kỉ 20 (1900 - 1999): nam là số 0, nữ là số 1
Thế kỉ 21(2000 - 2099) : nam là số 2, nữ là số 3
Thế kỉ 22 (2100 - 2199) : nam là số 4, nữ là số 5
Thế kỉ 23(2200 – 2299) : nam là số 6, nữ là số 7
Thế kỉ 24(2300 – 2399) : nam là số 8, nữ là số 9
2 con số tiếp theo: biểu thị năm sinh của đối tượng có thẻ
6 con số cuối cùng: các chữ số ngẫu nhiên không có quy định cụ thể
Ví dụ: mã số thẻ căn cước công dân có như sau: 001302000456
Trong đó:
+ 001: là mã số của thành phố Hà Nội
+ 3 là giới tính nữ, được quy ước theo thế kỉ 21
+ 02 là năm sinh của người có thẻ, sinh năm 2002
+ 000456 là các chữ số ngẫu nhiên
Bài viết trên hy vọng sẽ mang lại những kiến thức cơ bản và tối thiểu để hỗ trợ các bạn dễ dàng hơn trong quá trình tra cứu cũng như khi đi làm thẻ căn cước công dân nhé !
Login
Employer login
Log in now to experience recruitment support services
Account
Password
Login
Login Canidate
Log in to Jobsgo, open job opportunities, apply quickly
Account
Password