Bộ câu hỏi phỏng vấn Tester, muốn đậu phỏng vấn cần phải biết
Đối với mỗi ứng viên sau khi họ nộp CV xin việc với vị trí là Tester, nếu như nhà tuyển dụng cảm thấy có hứng thú với bạn thì họ sẽ hẹn bạn với một cuộc phỏng vấn. Đây chính là màn đối đầu trực tiếp giữa ứng viên và nhà tuyển dụng với những câu hỏi biến hóa khôn lường để thử ứng viên. Chính vì thế mà đa số các ứng viên hiện nay đều đang lo lắng với những câu hỏi phỏng vấn Tester mà nhà tuyển dụng sẽ đặt ra. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để xem chúng tôi mách cho bạn bí quyết gì nhé!
Chắc hẳn đối với những bạn làm trong ngành này hay muốn ứng tuyển vào vị trí Tester thì sẽ biết cụ thể công việc của mình làm gì? và Tester là gì? thế nhưng còn với những người chưa có hiểu biết cũng chưa tìm hiểu gì thì họ đương nhiên sẽ không biết Tester là gì?
Tester được hiểu chính là bộ phận người kiểm tra các phần mềm để tìm ra các lỗi sai sót, hay bất kỳ một vấn đề gì mà nó có thể xảy ra và làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của phần mềm đó. Họ được gọi là Tester và hiện nay rất nhiều nhà tuyển dụng đang có nhu cầu tuyển nhân viên ở vị trí này.
Đương nhiên nhu cầu tuyển dụng lớn bạn cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các ứng viên khác. Thế nhưng nếu như bạn đã biết bộ câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường xuyên sử dụng phỏng vấn thì việc đậu chắc chắn không còn khó khăn nữa.
Bộ câu hỏi phỏng vấn Tester:
- Anh/ chị hãy giới thiệu về bản thân mình?
Nếu như nói câu hỏi này nó quá phổ thông thì cũng không hẳn, nó chính là câu hỏi đầu tiên mà nhà tuyển dụng muốn đưa ra nhằm tìm kiếm sự khác biệt và ấn tượng ban đầu đối với từng ứng viên với nhau.
- Anh/chị đã bao giờ tham gia dự án công việc về tester nào hay chưa? nếu rồi thì vai trò của anh/chị ở dự án đó là gì?
Nhà tuyển dụng bắt đầu câu hỏi tiếp theo để hy vọng sự trả lời khôn khéo của bạn. Nếu như đã từng tham gia thì bạn hãy kể một vài dự án lớn tiêu biểu, còn nếu như chưa thì cũng đừng trả lời là chưa nhé! Hãy khôn khéo trả lời thông minh. Qua câu hỏi này thì nhà tuyển dụng muốn đánh giá năng lực thực sự của ứng viên thông qua các công việc thực tế.
- Anh/chị thường xuyên gặp phải những khó khăn gì trong quá trình kiểm thử phần mềm?
- Tại sao anh/chị lại đi theo con đường làm Tester?
Với câu hỏi này có khi bạn sẽ nhận được và phải trả lời ngay ở đầu. Với nó thì hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy sự đam mê và nhiệt huyết với công việc nhé. Vì nếu như vậy thì nhà tuyển dụng sẽ vô cùng ấn tượng với bạn đó.
- Môi trường nào đã dạy anh/chị học tester?
Đó chính là những câu hỏi chủ yếu để lấy thông tin cá nhân từ bạn, với những câu hỏi này chưa mang tính chất chuyên môn, thế còn đối với những câu hỏi chuyên môn của bạn thì cần phải làm thế nào?
- Kiểm thử phần mềm là gì?
Đến câu hỏi này nhà tuyển dụng bắt đầu vào chuyên môn, bạn hãy vận dụng những kiến thức của mình để trả lời nhà tuyển dụng thật tốt nhé.
- Nếu như có phần mềm lỗi mà không thể tái tạo lại thì anh/chị sẽ xử lý như thế nào?
- Nếu trong trường hợp chạy TestCase mà vẫn không tìm ra lỗi thì anh/chị sẽ làm thế nào?
- Có bao nhiêu cách để thử phần mềm?
- Nếu như với vị trí Tester tìm được ra lỗi thì theo bạn đó có phải là một Tester giỏi không?
- Đức tính cần phải có của một nhân viên Tester là gì?
- Nếu như trong quá trình làm việc và tìm lỗi bạn và sếp của bạn tranh cãi thì bạn sẽ phải làm gì trong trường hợp đó?
- Trong trường hợp nào thì bạn sẽ ngừng tìm kiếm hoạt động kiểm thử?
Đó chính là một số câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường xuyên sử dụng nhất khi phỏng vấn một Tester. Nếu như đã gần như là biết bộ câu hỏi của nhà tuyển dụng thì việc của bạn lúc này chỉ là chuẩn bị tốt cho cuộc phỏng vấn nữa là được, đúng không nào?
Đối với bộ câu hỏi mà nhà tuyển dụng muốn đưa ra cũng chủ yếu bao gồm các phần sau: Phần tìm hiểu về thông tin các nhân, phần hỏi về kinh nghiệm đã làm, kinh nghiệm chuyên môn, tính cách và các trường hợp xử lý tình huống của bạn với công việc, cuối cùng là kết thúc. Trong đó cụ thể là:
Bất cứ một cuộc phỏng vấn nào cũng sẽ được khởi động với phần thông tin cá nhân của chính bạn. Có thể nói đây cũng giống như phần chào hỏi đầu tiên mà bạn cần phải có. Các câu hỏi phần này có thể sẽ được lồng ghép vào các phần khác chứ không phải lúc nào cũng hỏi liền một mạch đâu nhé. Trong một số trường hợp thì nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn xem bạn có giao tiếp hay biết ngoại ngữ hay không? Nếu như mà bạn biết ngoại ngữ thì nhà tuyển dụng và bạn có thể sẽ chuyển sang hội thoại bằng tiếng đó cho đến khi nào cả hai bên muốn chuyển đổi lại hoặc đến khi kết thúc cuộc phỏng vấn.
Trong phần này hãy thể hiện cá tính luôn của bạn nhé, đó chính là điểm ấn tượng mà nhà tuyển dụng muốn thấy sự khác biệt đó. Thế nhưng bạn cũng đừng làm quá lên nhé.
Khởi động và làm quen cũng như xong, tiếp đến chính là kinh nghiệm làm việc mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng muốn nhìn thấy ở bạn. Đối với bạn không nhất thiết đi làm thực tế thì mới được coi là có kinh nghiệm. Đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường và chưa đi làm ở đâu cả, đây là môi trường đầu tiên bạn thử sức sau khi ngồi trên ghế nhà trường. Thế nhưng trong trường hợp này thì các bạn cũng đừng quá lo lắng về vấn đề kinh nghiệm. Kinh nghiệm làm việc có thể là được tích lũy từ chính việc học tập, thực tập khi bạn còn ngồi trên ghế nhà trường.
Hãy lựa chọn ra một vài cái tiêu biểu mà cảm thấy bạn đã làm tốt nhất nhé, để thấy được vị trí việc làm đó hoàn toàn phù hợp với bản thân bạn.
Đối với một công việc đặc thù như ngành Tester này thì chắc chắn không thể tuyển một bạn học chuyên ngành kế toán, cũng không thể tuyển một bạn chuyên ngành luật với vị trí này được. Mà với công việc này thì nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những người có khả năng chuyên môn cả về trình độ lẫn bằng cấp. Chính vì thế mà một vài câu hỏi để test kiến thức chuyên môn chắc cũng không quá là khó khăn với bạn đúng không nào?
Trước khi đi phỏng vấn thì bạn hãy nhớ ôn lại kiến thức chuyên môn của mình nhé, để đảm bảo trả lời được những câu hỏi test kiến thức mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Tính cách năng động, chịu khó, cần cù,…là những tính cách mà nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy, thế nhưng nó lại không hề theo một cách dập khuôn máy móc nào nhé. Với mỗi ứng viên thì tính cách sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn đối với công việc, chính vì thế mà chẳng ai muốn nhân viên của mình bảo thủ, lạc hậu cả.
Nếu như nhà tuyển dụng hỏi về mong muốn của bạn, hãy thẳng thắn trả lời và nói những mong muốn của bạn ra. Đây cũng chính là cách trao đổi trực tiếp giữa nhà tuyển dụng với ứng viên về môi trường làm việc cũng như các chế độ đãi ngộ tốt.
Nếu như bạn là người mới đi xin việc, đừng tự cao quá, cũng đừng yêu cầu cao quá vì năng lực của bạn họ còn chưa nắm rõ được.
Trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn thì nhà tuyển dụng sẽ hỏi ngược lại bạn một câu chính là “bạn có thắc mắc gì?” hay là “bạn có cần giải đáp thêm gì hay không?”. Nếu như không có vấn đề gì thì họ sẽ tiếp tục nói một vài điểm mà bạn cần phải lưu ý đối với vị trí việc làm của bạn.
Có rất nhiều người đã tham gia phỏng vấn nhiều lần, bạn có cả tá kinh nghiệm với các cuộc phỏng vấn lớn nhỏ. Thế nhưng đối với các bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm đi phỏng vấn, các bạn cũng không biết cần phải làm gì với các cuộc phỏng vấn nữa. Chính vì thế mà chúng tôi sẽ mách bạn bí quyết giúp bạn tự tin hơn.
Cho dù bạn có nhiều kinh nghiệm, hay bạn là lĩnh cũ, bạn có năng lực tốt thì cũng hãy nhớ một điều chính là chuẩn bị hồ sơ của mình thật tốt để có thể có được những ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Hồ sơ chu đáo cũng thể hiện được phần nào sự chuyên nghiệp của bạn với nhà tuyển dụng rồi đó.
Tinh thần có thể sẽ ảnh hưởng đến 50% phần trăm sự thành công của bạn. Nếu như bạn giữ vững được tinh thần của mình thì chắc hẳn sẽ rất tự tin để đến cuộc phỏng vấn. Còn nếu như mà tinh thần không tốt thì rất có thể bạn sẽ đánh mất tự tin trước những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Đối với một số trường hợp chỉ cần nhìn sắc mặt của bạn thì họ cũng đã biết bạn có tự tin hay không?
Đây chỉ là một cuộc phỏng vấn bình thường trao đổi về công việc, chính vì thế mà bạn đừng quá lo lắng, hãy để cho mình thoải mái nhất về tinh thần. Nếu như được nhận vào làm thì tốt còn nếu như bạn trượt phỏng vấn cũng không sao.
Đương nhiên với một cuộc phỏng vấn không phải bạn đến đó và nhìn mặt đối với mặt với nhà tuyển dụng. Họ sẽ đưa ra một số câu hỏi và buộc bạn phải trả lời, chính vì thế mà hãy chuẩn bị ôn lại những kiến thức cần thiết nhé.
Không những thế mà bạn còn phải thể hiện bạn am hiểu và có tìm việc tại công ty đó. Bất kỳ một nhà tuyển dụng nào cũng sẽ có ấn tượng xấu nếu như ứng viên của họ lại không biết gì về họ và công việc mà họ đang tuyển dụng cả. Chính vì thế mà bạn hãy ôn lại một số kiến thức cần thiết để phục vụ công việc nhé.
Với những cuộc phỏng vấn đầu tiên, đừng đến trễ giờ vì đó có thể là lý do khiến cho bạn bị “out” ra khỏi “cuộc chơi” ngay lập tức. Nhà tuyển dụng có rất nhiều việc cần phải xử lý và họ không thể nào ngồi đợi bạn cả ngày được. Đương nhiên đúng giờ vẫn luôn được đánh giá là chuyên nghiệp với bất kỳ một nhà tuyển dụng nào. Thế nhưng đúng giờ không phải là sát giờ bạn mới đến, hãy đến trước khoảng 10, 15 phút để chuẩn bị mọi thứ kỹ càng hơn nhé.
Trang phục đến phỏng vấn cũng vô cùng quan trọng, thông qua trang phục nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được con người và tính cách của bạn. Đây là một môi trường công sở, chính vì thế mà hãy lựa chọn những trang phục phù hợp nhé.
Như vậy, với những thông tin trên đây thì bạn cũng đã có thêm những thông tin cần thiết về cuộc phỏng vấn của bạn rồi đúng không nào?
Mong rằng với những thông tin trên đây thì bạn đã biết câu hỏi phỏng vấn Tester như thế nào? Hãy chuẩn bị thật tốt cho cuộc phỏng vấn sắp tới nhé!
Login
Employer login
Log in now to experience recruitment support services
Account
Password
Login
Login Canidate
Log in to Jobsgo, open job opportunities, apply quickly
Account
Password