Bệnh nghề nghiệp là gì và những điều cần biết về bệnh nghề nghiệp
Trong xã hội hiện đại ngày nay với sự phát triển nhanh chóng , sự bùng bổ về các phương tiện công nghệ thông tin, với sự phát triển vượt bậc của ngành y thì song với nó là các loại bệnh với tính chất, tác hại ngày càng nguy hiểm. Trong đó không thể thiếu được đó chính là một loại bệnh nghề nghiệp.
Bệnh nghề nghiệp là gì? Có những loại bệnh nghề nghiệp như thế nào chúng ta cùng đi tìm hiểu nha.
Cũng như các loại bệnh khác đều ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống của bệnh nhân khi mắc bệnh, nhưng bệnh này do đâu mà có, có phải do một loài virut, hay vi khuẩn nào đó hay không ? Nó có lây lan thành dịch không ? Ồ bệnh nghề nghiệp này không giống như các loại bệnh khác đau nha. Mà nó được phát sinh trong quá trình lao động của nghề nghiệp .
Khái niệm về bệnh nghề nghiệp được định nghĩa như sau :
Bệnh nghề nghiệp là một trong những bệnh lý mang đặc trưng hoặc liên quan đến nghề nghiệp. Nguyên nhân của các bệnh nghề nghiệp là do những tác hại thường xuyên và lâu dài của điều kiện lao động không tốt trong cơ quan , hay môi trường làm việc không tốt nó có mối liên quan chặt chẽ đến các lĩnh vực an toàn và vệ sinh lao động. Ngay từ khi tham gia lao động thì bệnh nghề nghiệp đã xuất hiện và gây ảnh hưởng tới người lao động. Như nhiễm độc chì ở các cơ sở tái chế bình ác quy , nhựa….Ở mỗi một ngành nghề khác nhau thì tiềm ẩn những nguy cơ về mắc các bệnh nghề nghiệp khác nhau. Như nghề giáo thì thường bị mắc các bệnh về đường hô hấp do phải nói nhiều và hít các bụi phấn mỗi ngày, nghề xây dựng thì thường hay phải đến các công trường cũng không tránh khỏi những bụi, khói xi măng , thời tiết nắng mưa và những nguy hiểm đang dình rập , ngành nghề y tế
Theo tổ chức Lao động Quốc tế hiện nay đã phân ra được rất nhiều
Bệnh nghề nghiệp là bệnh được phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới các chủ thể là người lao động. Bệnh có thể xảy ra từ từ hoặc là cấp tính mang tính nguy hại . Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được . Một số bệnh nghề nghiệp khi đã mắc phải thì không thể chữa khỏi được mà bênh cạnh đó còn để lại rất nhiều những di chứng
Người lao động phải làm việc trong một điều kiện, khí hậu không đảm bảo tiêu chuẩn như nóng quá , lạnh quá, ô nhiễm môi trường thường gây ra các bệnh như cảm nắng, cảm lạnh …….
Làm trong những môi trường, điều kiện thiếu ánh sáng, độ ẩm không đủ …. Thường sẽ gây ra các loại bệnh về mắt, da….
Trong khi làm việc thì tiếng ồn của sản xuất cũng không thể vượt quá mức giới hạn 85 dB, nếu vượt quá người lao động cũng không thể đảm bảo được sức khỏe trong khi làm việc .
Trong điều kiện các rung động tác động thường xuyên với các thông số có hại cho cơ thể của con người thì cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các loại bệnh nghề nghiệp.
Làm việc trong những điều kiện thường xuyên tiếp xúc với các loại khói bụi như các công trường xây dựng, nhà máy xi măng, những ngành nghề phải đứng đường như công an giao thông, xe ôm…….
Làm việc trong các môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với các loại khí độc hại như đồng, chì….hay trong các môi trường làm việc có các tia phóng xạ, đồng vị, các tia rơn ghen……hay các tia có năng lượng cường độ lớn như tử ngoại, dòng điện điện tần số cao.
Khi người lao động làm việc trong các môi trường bao gồm những yếu tố trên thì nguy cơ bị mắc các bệnh nghề nghiệp mang tỷ lệ rất cao. Tuy nhiên hiện nay các cơ quan, ban ngành đang nâng cao trách nhiệm tích cực giúp người lao động phòng tránh được các bệnh nghề nghiệp, đã được chính phủ quy định trong các nghị định, thông tư nhằm hướng dẫn thi hành một số Điều của luật an toàn, vệ sinh lao động và các bảo hiểm bắt buộc cho người lao động .
Vậy khi đã biết về những nguyên nhân cơ bản sinh ra bệnh nghề nghiệp thì chúng ta cần phải phòng tránh và tìm hiểu thêm về một số những nguyên nhân mới để chúng ta biết cách phòng tránh các bệnh nghề nghiệp mà không ai mong muốn mắc phải sau đây là một số vấn đề mà bạn cần biết về các bệnh nghề nghiệp.
Người lao động có thể phòng tránh được các bệnh nghề nghiệp khi tìm hiểu và hiểu rõ về nó bằng các giải pháp cụ thể như sau:
Trước khi làm việc người lao động lên tìm hiểu kỹ về các tính chất của môi trường, những tác nhân gây hại từ đó có thể đưa ra các biện pháp phòng tránh phù hợp như mặc các đồ bảo hộ lao động hợp lý, sử dụng nút tai khi làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn, đeo khẩu trang chống độc y tế trong các môi trường độc hại …..
Đối với các doanh nghiệp để hạn chế được các tai nạn, bệnh nghề nghiệp trong đơn vị, cơ quan mình thì cần làm giảm tối đa các nguy cơ gây độc hại bằng việc sử dụng các loại máy ít bụi, ít rung và giảm tiếng ồn trong quá trình hoạt động đồng thời lắp đặt các hệ thống thông gió, hút bụi trong môi trường làm việc….
Các doanh nghiệp, công ty hay cơ quan trong và ngoài nhà nước cần cho các nhân viên, công ty, người lao động đi kiểm tra sức khỏe theo định kỳ 6 tháng để sớm phát hiện ra những dấu hiện tiềm ẩn về các bệnh nghề nghiệp. Từ đó có thể đề ra các biện pháp, cách phòng tránh và điều trị sớm những bệnh nguy hiểm đó.
Bên cạnh đó người lao động cũng cần tự bảo vệ mình bằng cách ăn uống với chế độ lành mạnh, giàu dinh dưỡng, không sử dụng những thực phẩm bẩn, những chất gây hại cho cơ thể, không thức quá khuya, và thường xuyên có lịch tập thể dục, thể thao một cách đều đặn để tăng cường sức khỏe nâng cao sức đề kháng cho cơ thể cũng là một trong các yếu tố cần thiết có tác dụng lớn đến việc phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Bệnh nghề nghiệp được phân thành những nhóm như sau:
Nhóm 1: Các bệnh liên quan đến phổi và phế quản
Bao gồm các loại bệnh như bệnh phổi-silic, bệnh phổi atbet hay bệnh phổi amiăng, bệnh bụi phổi-bông, bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp do làm trong môi trường thường xuyên có các bụi, khí độc.
Nhóm 2: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
Bao gồm các bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì, bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng benzene, bệnh nhiễm độc thủy ngân, bệnh nhiễm độc mangan, bệnh nhiễm độc TNT, bệnh nhiễm độc Asen và các hợp chất Asen, bệnh nhiễm độc nicotin, bệnh nhiễm hóa chất.
Nhóm 3: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý
Bao gồm các nhóm bệnh như bệnh điếc, bệnh rung chuyển nghề nghiệp, bệnh giảm áp, các loại bệnh do nhiễm các chất phóng xạ hay các tia phóng xạ…
Nhóm 4: Các bệnh về da mắc phải khi lao động : Như bệnh viêm loét da, sạm da…
Nhóm 5: Các bệnh nhiễm khuẩn do nghề nghiệp: Gồm các loại bệnh như bệnh lao, bệnh viêm gan A,B,C do virus ngề nghiệp, bệnh do leptospira gây lên
Theo quy định của Bộ Y tế quy định một số bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng các chế độ của bảo hiểm Y tế như các loại bệnh .
Bệnh về các đường hô hấp như phổi, lao, phổi silic, bệnh hen. Được các cơ quan bảo hiểm xã hội, hướng dẫn chuẩn đoán, giám định bệnh phát sinh do quá trình lao động gây lên .
Các loại bệnh liên quan đến các chất động hại, các chất phóng xạ như bệnh nghề nghiệp do benzene và đồng đẳng, bệnh nhiễm độc thủy ngân, nhiễm độc mangan, nhiễm độc trinitrotoluene, bệnh nhiễm độc asen, bệnh nhiễm độc các hóa chất bảo vệ thực vật …. Khi được chuẩn đoán và giám định nghề nghiệp bệnh sinh ra do quá trình làm việc, lao động thì đều được hưởng các chế độ bảo hiểm do ngành y tế đề ra.
Các bệnh nghề nghiệp do tiếng ồn như bệnh điếc, bệnh giảm áp nghề nghiệp, bệnh do rung toàn thân, rung cục bộ nếu được chuẩn đoán và giám định của bộ y tế, cơ quan giám định bảo hiểm giám định bệnh sinh do quá trình lao động sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của nhà nước.
Các bệnh như đục thể thủy tinh, bệnh nốt dầu nghề nghiệp, bệnh sạm da, bệnh viêm da do tiếp xúc nghề nghiệp có crôm, bệnh viêm da nghề nghiệp do tiếp xúc với môi trường ẩm ướt và thời tiết nóng, lạnh kéo dài, bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, các hóa chất phụ gia của cao su được cơ quan bảo hiểm y tế giám định bệnh sinh ra trong quá trình lao động làm việc sẽ được hưởng các chế độ của bảo hiểm y tế.
Các bệnh Leptospira nghề nghiệp, viêm gan vi rút B, vi rút C, HIV, ung thư trung biểu mô khi được cơ quan bảo hiểm y tế giám định là bệnh nghề nghiệp sinh ra do quá trình lao động, làm việc sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm như đã ban hành.
Theo Điều 145 của Bộ luật lao động quy định người bị bệnh nghề nghiệp, người tai nạn nghề nghiệp sẽ có những quyền sau:
Người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của Luật bảo hiểm như tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Nếu như người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho các cơ quan bảo hiểm thì khi người lao động bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp xẽ được cơ quan sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng như trong bảo hiểm quy định
Việc chi trả các chế độ bảo hiểm theo thỏa thuận của các bên có thể là một lần hoặc hàng tháng ….
Khi tham gia làm việc, lao động người lao động vị tai nạn, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động, bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì các đơn vị sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động ở các mức theo quy định của bộ luật lao động đã đề ra.
Còn nếu bị bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động nhưng lại do lỗi của người lao động thì cơ quan sử dụng lao động cũng phải hỗ trợ, trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% theo mức quy định tại Điều khoản .
Trên đây là chúng tôi đã giưới thiệu tất cả các thông tin liên quan đến bệnh nghề nghiệp và các nguyên nhân, phân loại các bệnh nghề nghiệp để giúp cho các bạn có thể tránh được các bệnh nghề nghiệp một các cơ bản nhất.
Login
Employer login
Log in now to experience recruitment support services
Account
Password
Login
Login Canidate
Log in to Jobsgo, open job opportunities, apply quickly
Account
Password