Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì và các vấn đề pháp lý liên quan
Hiện nay, mỗi người dân đều phải tham gia một loại hình bảo hiểm đó chính là bảo hiểm xã hội bắt buộc. Vậy bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? Các vấn đề pháp lý và quy định liên quan đến bảo hiểm bắt buộc bao gồm những nội dung gì. Hãy cùng Timviec365 tìm hiểu nhé!
Trước hết để trả lời cho câu hỏi “Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì”, ta cần phải hiểu các khái niệm sau:
Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo bù đắp một phần thu nhập của người lao động trong các trường hợp người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập do các vấn đề liên quan tới ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết
Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia.
Sau khi biết sơ qua về khái niệm bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì, để hiểu rõ hơn về loại hình bảo hiểm này ta cần tìm hiểu về các đối tượng tham gia như sau
Các đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc đã được quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm Xã hội năm 2014, cụ thể các đối tượng này là những người công dân Việt Nam lao động có các đặc điểm sau:
a) Người lao động theo hợp đồng không xác định thời hạn, người ký kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn xác định ít nhất là 3 tháng và nhiều nhất là 12 tháng. Ngoài ra đối với những người dưới 15 tuổi mà hợp đồng lao động của người đó được ký kết với người đại diện lao động theo đúng quy định của pháp luật cũng thuộc nhóm đối tượng này
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động được ký kết có thời hạn đủ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng
c) Những người làm việc hoặc công tác trong những tổ chức cơ yếu như: Công nhân, chiến sĩ công an; Công nhân quốc phòng ,..v..v
d) Người làm công tác cơ yếu mà hưởng mức lương quân nhân hoặc như đối với quân nhân; những người quân nhân, sĩ quan chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân; các sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, làm công tác chuyên môn về kỹ thuậy tại lực lượng công an nhân dân
e) Hạ sĩ quan, các chiến sĩ quân đội nhân dân phục vụ trong các tổ chức cơ yếu chính phủ có thời hạn; những người đang theo học tại các học viện quân đội, công an hoặc các tổ chức cơ yếu được hưởng tiền phụ cấp sinh hoạt phí
g) Những người đi làm việc hoặc công tác dài hạn tại nước ngoài thoả mãn các quy định, yêu cầu tại Luật người lao động Việt Nam
h) Những người hưởng tiền lương từ các công việc liên quan đến quản lý doanh nghiệp hoặc những người quản lý điều hành các hợp tác xã
i) Những người hoạt động ở xã, phường, thị trấn mà không phải những người chuyên trách
Những đối tượng thuộc nhóm những người lao động là công dân của các quốc gia khác đến và làm việc tại Việt Nam có đầy đủ các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề được các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam xác nhận, đảm bảo và cấp phép cũng nằm trong nhóm các đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng các quy định Chính phủ
Những tổ chức, tập thể tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì ?
Các đơn vị, tổ chức sử dụng nguồn lực lao động được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các đơn vị, tổ chức thuộc các cơ quan nhà nước, những đơn vị sự nghiệp hoặc vũ trang nhân dân; các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp; hoặc các đơn vị tổ chức nước ngoài, quốc tế hoạt động trên lãnh thổ đất nước Việt Nam; các đơn vị, tổ chức, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh hay hợp tác xã hoặc các cá nhân kinh doanh có thuê người lao động làm việc theo hợp đồng
Các quyền lợi của đối tượng liên quan đến bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì ?
Dựa vào Khoản 1, điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội thì các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội được quy định sẽ gồm các chế độ: thai sản; ốm đau; tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử truất.
Cụ thể các chế độ này được quy định rõ ràng như sau
Chế độ ốm đau trong bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì ? Theo điều 2 luật bảo hiểm xã hội thì các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động và chế độ ốm đau được áp dụng cho những người thuộc nhốm đối tượng ấy.
a) Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Người lao động sẽ được hưởng chế độ ốm đau nếu thoả mãn các điều kiện:
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn nhưng không phải tai nạn về lao động thì phải có các giấy tờ và sự xác nhận khám chữa bệnh tại các cơ sở có thẩm quyền theo đúng quy định của Bộ Y tế Việt Nam
Tuy nhiên, trường hợp này cũng cần lưu ý. Nếu người lao động nghỉ việc do ốm đau, tai nạn nhưng là trong tình trạng sức khoẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng là do bản thân tự huỷ hoại như thuốc lá, rượu bia, sử dụng các loại chất kích thích, ma tuý hoặc những sản phẩm hàng hoá bị cấm theo quy định của Chính phủ thì không được phép hưởng bảo hiểm y tế bắt buộc này
- Phụ nữ phải nghỉ làm do có con dưới 07 tuổi bị bệnh phải chăm sóc, bắt buộc phải có sự xác nhận trên các giấy tờ của các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền được cấp phép
b) Thời gian hưởng chế độ ốm đau
Thời gian hưởng chế độ ốm đau cũng được quy định tại Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, cụ thể là:
Khoảng thời gian tối đa trong một năm đối với những người lao động thuộc các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, không tính các ngày nghỉ hoặc các ngày lễ Tết theo quy định của Nhà nước thì:
- Được hưởng 30 ngày nếu đóng bảo hiẻm xã hội trong vòng dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ 15 năm đến 30 năm; 60 ngày nếu đóng đủ từ 30 năm trở lên. Tuy nhiên tất cả mức hưởng này chỉ được áp dụng trong trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường, không áp dụng cho các trường hợp làm việc khi có thiên tai, chiến tranh,..
- Những người lao động làm ngành nghề thuộc những nghề theo danh mục của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bộ y tế là những ngành nghề mang tính chất nguy hiểm, nặng nhọc hoặc tiếp xúc với các chất độc hại (ví dụ: nghề thí nghiệm thiết bị điện cao áp, kiểm định thực vật và khử trùng, chăn nuôi động vật thí nghiệm, xử lý bệnh phẩm, dụng cụ thí nghiệm,..v..v..) hoặc làm việc công tác tại những nơi mức phụ cấp hệ số từ 0,7 trở lên thì được nghỉ 40 ngày theo chế độ nếu trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm, nếu đóng đủ 15 năm đến dưới 30 năm thì được nghỉ 50 ngày và sẽ là 70 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên
- Đối với các trường hợp liên quan đến sức khoẻ, cần xem xét xem bệnh đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì. Với đối tượng người lao động mắc các bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định Bộ y tế ban hành (ví dụ: bệnh gan xơ hoá, nhiễm trùng do vi khuẩn đa kháng thuốc, viêm tuỵ tự miễn,..v..v..) thì thời gian được hưởng chế độ ốm đau là:
Tối đa là 180 ngày. Thời gian 180 ngày này là đã tính cả những ngày nghỉ lễ, tết, các ngày nghỉ thường niên trong tuần theo quy định
Nếu hết 180 ngày mà người lao động vẫn phải tiếp tục điều trị chữa bệnh thì được hưởng chế độ ốm đau nhưng với mức thấp hơn so với mức được hưởng trong 180 ngày. Thời gian được hưởng tối đa trong trường hợp này sẽ bằng với thời gian mà người lao động đã đóng bảo hiểm bắt buộc
- Chế độ khi con ốm đau: Không tính các ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ thường niên hàng tuần thì thời gian hưởng của chế độ này như sau:
Trong vòng 1 năm nếu con bị ốm thì thời gian hưởng chế độ này là: Nếu con dưới 03 tuổi thì được hưởng tối đa là 20 ngày làm việc; nếu con từ 03 tuổi – 07 tuổi thì được hưởng tối đa là 15 ngày làm việc.
Nếu trong gia đình, người tham gia bảo hiểm xã hội là cả bố lẫn mẹ thì mỗi người được hưởng một khoảng thời gian được quy định như trên
- Chế độ dưỡng sức hoặc phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau
Được nghỉ 05 – 10 ngày trong một năm (đã bao gồm ngày nghỉ lễ Tết, nghỉ hàng tuần) đối với người lao động đã nghỉ việc theo chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm trong khoảng thời gian 30 ngày đâu trở lại làm việc mà vẫn chưa hồi phục được sức khoẻ thì được hưởng thườig gian dưỡng sức này.
Số ngày nghỉ dưỡng sức hoặc phục hồi sức khoẻ trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì người sử dụng lao động được phép quyết định như sau: Tối đa 10 ngày đối với người lao động cần chữa trị dài ngày nhưng sức khoẻ chưa phục hồi sau thời gian ốm đau; Tối đa 07 ngày đối với người lao động phải phẫu thuật nhưng sức khoẻ chưa phục hồi sau thời gian ốm đau; Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
c) Mức hưởng chế độ ốm đau
Quy định về mức tiền lương khi hưởng chế độ ốm đau trong bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì và sô tiền được hưởng là bao nhiêu ?
- Theo quy định những đối tượng lao động đang trong quá trình hưởng chế độ ốm đau thì sẽ được mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương của việc đóng bảo hiểm xã hội của 01 tháng liền kề trước ngay trước khi nghỉ việc.
- Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau không phải tai nạn liên quan đến nghề nghiệp này thì mức hưởng được quy định như sau
Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
Đối tượng sẽ được áp dụng chế độ thai sản là người lao động đã nêu trong phần 2. Vậy thời gian, điều kiện hưởng chế độ này trong bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì ?
a) Điều kiện hưởng chế độ thai sản
- Nếu đối tượng người lao động thuộc nhóm các đối tượng sau đây thì sẽ được hưởng chế độ thai sản: lao động nữ mang thai, sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; lao động nhận con nươi dưới 06 tháng; lao động nữ triệt sản hoặc đặt vòng tránh thai; lao động nam có vợ sinh con mà đã đóng bảo hiểm xã hội.
- Những đối tượng thuộc nhóm trên phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi
b) Thời gian hưởng chế độ thai sản
- Với Lao động nữ:
Khi khám thai: lao động nữ được nghỉ khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp các cơ sở khám xa thì nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian này không bao gồm những ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần
Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý: 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi; 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi; 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên. Thời gian này đã bao gồm những ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Khi sinh con: Lao đông nữ được hưởng thời gian nghỉ không quá 02 tháng trước khi sinh và tổng thời gian hưởng chế độ cả trước và sau khi sinh là 06 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì cứ mỗi người con (tính từ người con thứ 2 trở đi) thì người mẹ sẽ đc nghỉ thêm 01 tháng
Trường hợp con bị chết: Trong trường hợp này thì quy định trong bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? Kể từ ngày sinh con thì người mẹ sẽ được nghỉ việc trong thời gian là 04 tháng nếu xảy ra trường hợp con bị chết sau khi sinh được dưới 02 tháng tuổi và sẽ được nghỉ 02 tháng nếu con chết khi được 02 tháng tuổi trở lên.
(Đối với những đối tượng là người lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ thì thời gian nghỉ của chế độ thai sản này cũng được áp dụng như các bà mẹ bình thường khác mang thai. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần)
Khi nhận con nuôi: Nếu trường hợp người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi thì người lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản trong thời gian này.
- Với lao động nam: Đối với các trường hợp sinh con bình thường thì người bố (lao động nam) sẽ được hưởng chế độ nghỉ thai sản là 05 ngày làm viêc; nếu con bị sinh non dưới 32 tuần tuổi thì sẽ được nghỉ 07 ngày; nếu từ sinh đôi trở lên thì sẽ được nghỉ thêm 03 ngày làm việc với mỗi đứa con. Tất cả những trường hợp này được tính khi người vợ sinh con trong 30 ngày đầu.
c) Lao động nữ muốn đi làm trước khi hết hạn nghỉ sinh con thì chỉ được phép đi làm sau khi đã nghỉ ít nhất 04 tháng theo chế độ và phải được người sử dụng lao động đồng ý trước đó. Đồng thời lao động nữ nếu đi làm trước khi hết hạn nghỉ sinh con cũng sẽ được nhận cả tiền lương của những ngày làm việc và được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết hạn thời gian theo quy định
d) Mức hưởng chế độ thai sản
- Nếu đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trước đó thì được hưởng 100% theo quy định
- Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định của bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì. Khi đó, mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
a) Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Trước hết, cần phải xác định loại hình tai nạn đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn: Điều kiện này được áp dụng đối với những đối tượng bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp: Tai nạn tại địa điểm và trong thời gian làm việc, tại địa điểm và thời gian làm việc khác nhưng do sự yêu cầu của người sử dụng lao động, khi đi và về trên tuyến đường từ nơi ở đến nơi làm và ngược lại. Đồng thời, người sau khi bị tai nạn trong các trường hợp trên mà khả năng lao động bị suy giảm từ 5% trở lên cũng là đối tượng được hưởng chế độ tai nạn lao động
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp: Nhóm đối tượng được hưởng bao gồm các đối tượng bị ốm đau hoặc bị bệnh do nguyên nhân xuất phát từ môi trường hoặc ngành nghề có yếu tố độc hại và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên
b) Gíam định mức suy giảm khả năng lao động
Trước khi tìm hiểu về giám định mức suy giảm khả năng lao động trong bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì cần hiểu được Gíam định là việc kiểm tra, đối chiếu, xem xét, giám sát một kết quả tại một thời điểm so với thực tế, bao gồm các đối tượng thuộc nhóm sau
Đối tượng được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động: là những người bị tai nạn lao động, bệnh tật sau khi bị thương hoặc bị bệnh đã được điều trị hoặc sau thương hoặc bị bệnh tái phát được điều trị
Đối tượng được giám định tổng hợp mức suy giả khả năng lao động: là các đối tượng thuộc 1 trong các nhóm sau: Vừa bị tai nạn lao động vừa bị bệnh nghề nghiệp; Bị tai nạn lao động nhiều lần; Bị nhiều bệnh nghề nghiệp.
c) Trợ cấp cho chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trợ cấp 1 lần: Áp dụng cho đối tượng bị suy giảm khả năng lao động từ 5% - 30%. Mức trợ cấp: Suy giảm 5% thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, cứ thêm 1% là được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở
Trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Áp dụng cho người lao động bị chết do tai nạn lao động hoặc chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động. Mức trợ cấp bằng 36 lần lương cơ sở
Trợ cấp hàng tháng: Áp dụng cho người suy giảm 31% khả năng lao động trở lên. Mức trợ cấp được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở nếu mức độ suy giảm khả năng lao động là 31%, cứ suy giảm thêm 1% tiếp theo thì sẽ được hưởng thêm 2% tính theo mức lương cơ sở. Ngoài ra, mức trợ cấp hàng tháng còn được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3%
Trợ cấp phục vụ: Áp dụng cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì mức hưởng trợ cấp bằng mức lương cơ sở
Thời điểm hưởng trợ cấp: tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện
Phương tiện trợ giúp sinh hoạt: Tuỳ theo từng bộ phận thương tích mà quy định phương tiện trợ giúp sinh hoạt cho người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động nghề nghiệp trong bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì. Người lao động nếu bị tan nạn thương tổn tới các bộ phận trên cơ thể thì được trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình
Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị: nếu sau khi điều trị mà sức khoẻ người lao động chưa ổn định thì được nghỉ dưỡng từ 05-10 ngày. Trong khoảng thời gian đó, người lao động được trợ cấp bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ tại các cơ sở khám chữa bệnh tập trung.
a) Điều kiện hưởng lương hưu
Người lao động có các điều kiện sau đây sẽ được hưởng chế độ hưu trí
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi
- Nam từ 55-60 tuổi, nữ từ 50-55 tuổi có đủ 15 năm làm nghề nghiệp liên quan đến những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đủ 15 năm làm việc tại những nơi có hệ số phụ cấp từ 0,7 trở lên
- Người bị nhiễm HIV/AIDS do rủi ro nghề nghiệp
b) Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
Chế độ hưu trí liên quan trực tiếp tới tuổi tác của các đối tượng lao động nên khi tìm hiểu ta phải nắm rõ được đặc điểm và khả năng lao động của các đối tượng trong bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì để từ đó nhận biết điều kiện hưởng lưu hưu trí
- Từ 1/1/2016 nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Đến ngày 1/1/2020 trở đi thì nữ đủ 50 tuổi và nam đủ 55 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động trên 61% thì mới đủ điều kiện nhận lương hưu.
- Nam đủ 50 tuổi. Nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm lao động từ 81% trở lên sẽ được hưởng lương hưu
- Người lao động làm trong các ngành nhề nguy hiểm, độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ làm đủ 15 năm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên
c) Mức lương hưu hàng tháng
- Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức lương bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm (15 năm), sau mỗi năm tính thêm 2% với nam và 3% với nữ, tối đa là 75%
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
- Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm lầ 1%, trên 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm vì lý do nghỉ hưu trước tuổi
d) Thời điểm hưởng lương hưu: Thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm người lao động nghỉ việc được người sử dụng lao động lập quyết định cho phép đủ điều kiện được hưởng lương hưu theo quy định
e) Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
Phải căn cứ vào mức tình bình quân tiền lương tháng đóng để biết cách điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì
Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
a) Trợ cấp mai táng
-Đối tượng được nhận một lần trợ cấp mai táng gồm những đối tượng sau: Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang trong giai đoạn bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà trước đó đã đóng đủ 12 tháng
- Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị bệnh
- Người đang được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hàng tháng đã nghỉ việc
- Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lươmg cơ sở
- Người được hưởng trợ cấp mai táng: thân nhân của người đã chết theo quy định
b) Trường hợp được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng
- Các trường hợp được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng bao gồm các trường hợp: Người đóng bảo heierm xã hội đủ 15 trở lên, đang hưởng lương hưu hoặc đã chết mà nguyên nhân do tai nạn lao động nghề nghiệp, đang hưởng trợ cấp với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên
- Những quy định về thân nhân của người đã chết sẽ được hưởng trợ cấp tuất theo bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? Con chưa đủ 18 tuổi hoặc đủ 18 tuổi nhưng bị suy giảm khả năng lao động đến 81%, con chưa được sinh ra mà người bố đã mất còn người mẹ thì đang mang thai thì sẽ được hưởng trợ cấp tuất
- Người chồng từ 60 tuổi, người vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng dưới 60 tuổi và vợ dưới 55 tuổi nhưng bị suy giảm khả năng lao động hơn 81%
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội
c) Trường hợp được hưởng trợ cấp tuất 1 lần
Những đối tượng thuộc 1 trong các nhóm sau thì được hưởng trợ cấp tuất 1 lần: người lao động chết không thuộc các quy định hoặc không có thân nhân; thân nhân được hưởng trợ cấp 1 tháng nhưng chỉ có mong muốn được hưởng mức trợ cấp tuất 1 lần (trừ trường hợp vợ hoặc chồng suy giảm khả năng lao động hơn 81% hoặc có con dưới 06 tuổi)
d) Mức trợ cấp tuất
- Mức trợ cấp tuất hàng tháng: mỗi thân nhân sẽ được nhận mức trợ cấp tuất hàng tháng bằng 50% mức lương cơ sở, nếu con cái không có người nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất bằng 70% mức lương cơ sở
Thời điểm hưởng là từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng chết. Nếu người bố chết mà người mẹ vẫn mang thai thì thời điểm chính là lúc tháng con được sinh
- Mức trợ cấp tuất 1 lần: được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội. Cứ mỗi năm bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương trước năm 2014 và bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội sau năm 2014 và thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương
Nếu đối tượng chết trong 02 tháng đầu đang hưởng lương hưu thì mức trợ cấp tuất một lần tính bằng 48 tháng đang hưởng
Mức đóng được phân loại trong bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì và bao nhiêu ?
- Đối với người lao động Việt Nam: được hưởng các mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau
Người sử dụng lao động: Bảo hiểm xã hội 14% (quỹ hưu trí 14%, ốm đau 3%); bảo hiểm tai nạn lao động nghề nghiệp 0,5%; bảo hiểm thất nghiệp 1%; bảo hiểm y tế 3%. Tổng cộng: 21,5%
Người lao động: Bảo hiểm xã hội 8% (quỹ hưu trí 8%, ốm đau 0%); bảo hiểm thất nghiệp 1%; bảo hiểm y tế 1,5%. Tổng cộng 10,5%
Như vậy, người lao động Việt Nam sẽ được hưởng mức đóng bảo hiểm xã hội là 32%
- Đối với người lao động nước ngoài
Người sử dụng lao động: Bảo hiểm xã hội 3% (quỹ hưu trí 0%, ốm đau 3%); bảo hiểm tai nạn lao động nghề nghiệp 0,5%; bảo hiểm y tế 3%. Tổng cộng 6,5%
Người lao động: bảo hiểm y tế 1,5%. Tổng cộng 1,5%
Như vậy, người lao động nước ngoài sẽ được hưởng mức đóng bảo hiểm xã hội là 8%
Kết: Trên đây là toàn bộ nội dung phân tích giải thích câu hỏi bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì và những quy định liên quan tới bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thông qua đó, người dân cần nắm được quy định chính xác về nhữung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và mức đóng là bao nhiêu để đảm bảo quyền lợi của mình.
Login
Employer login
Log in now to experience recruitment support services
Account
Password
Login
Login Canidate
Log in to Jobsgo, open job opportunities, apply quickly
Account
Password